Nhiều người cho rằng hệ thống tị nạn ở Anh rất hào phóng và dễ dàng. Song cũng có nhiều quan điểm trái chiều cho rằng người nộp đơn xin tị nạn ở Anh phải chờ đợi rất lâu, qua các vòng phỏng vấn, điều tra và nhận được kết quả nhiều khi như kiểu “đánh sổ xố”
Bài viết của ông Alasdair Mackenzie, một trạng sư dày dặn trong lĩnh vực Luật Nhập cư và Tị nạn vào ngày 19/11/2021 chỉ ra 9 vấn đề của hệ thống tị nạn mà Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, bà Priti Patel không thể đổ lỗi cho bất cứ ai.
1. SỐ LƯỢNG TRÊN CHẤT LƯỢNG
Một bài báo cáo chỉ ra rằng Bộ Nội Vụ ưu tiên đưa ra quyết định số lượng lớn thay vì đưa ra quyết định đúng.
Người đưa ra quyết định tự nói với thanh tra rằng áp lực chỉ tiêu và thời gian làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh giá các hồ sơ xin tị nạn.
Theo báo cáo từ Bộ Nội Vụ Anh, hằng năm thường chỉ có khoảng 1/3 hồ sơ xin tị nạn hoặc các dạng khác theo diện bảo vệ quốc tế thành công. Và trong số 2/3 còn lại, thì có đến 40% hồ sơ bị từ chối kháng cáo thành công.
2. CHẬM TRỄ KÉO DÀI
Thời gian trung bình để đưa ra quyết định trên một hồ sơ xin tị nạn kéo dài đến 15 tháng theo thống kê năm 2020. Hồ sơ xin tị nạn của trẻ dưới 18 tuổi thời gian trung bình kéo dài gần 18 tháng mặc dù những hồ sơ từ trẻ dưới 18 tuổi được hỗ trợ để xử lý nhanh hơn. Làm cho mọi việc trở nên tệ hơn, Bộ Nội Vụ Anh đã từ bỏ “tiêu chuẩn dịch vụ” hay thời gian quy định khi đưa ra quyết định.
“Asylum Operations (một cơ quan xét duyệt hồ sơ xin tị nạn trực thuộc Bộ Nội Vụ) đã loại bỏ tiêu chuẩn dịch vụ để đưa ra quyết định trên 98% các hồ sơ không phức tạp trong vòng 6 tháng – theo báo cáo tháng 1/2019”.
“Tính đến tháng 6/2021 thì không có bất kỳ tiêu chuẩn dịch nào được áp dụng”.
3. THIẾU HUẤN LUYỆN
Những người đưa ra quyết định ở Bộ Nội Vụ không được đào tạo đầy đủ cho những nhiệm vụ phức tạp hay khó khăn. Tinh thần của những người này xuống thấp vì những áp lực mà họ phải chịu đựng. Họ thường xuyên rời bỏ công việc và rồi vị trí của họ lại được thay thế bởi những người mới thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo đầy đủ.
“Nhiều người đưa ra quyết định ở Bộ Nội Vụ báo cáo với thanh tra rằng trong các bài khảo sát hoặc phỏng vấn, họ đã nói lên việc huấn luyện không đầy đủ để họ có các kĩ năng thực thi các buổi phỏng vấn quan trọng với người xin tị nạn và đưa ra quyết định”.
“Khối lượng công việc quả nhiều. Không cần biết chúng tôi siêng năng hay chăm chỉ đến đâu, không bao giờ là đủ? Công việc thật quá căng thẳng”.- Trích dẫn từ những người đưa ra quyết định.
4. VĂN HOÁ HOÀI NGHI
Có rất nhiều cán bộ dường như bắt đầu với việc hoài nghi người nộp đơn xin tị nạn và sử dụng các câu hỏi thiếu tế nhị và có tính đối đầu trong các buổi phỏng vấn, ngăn cản người xin tị nạn tiếp cận với những chi tiết rất riêng tư và có khả năng gây chấn thương trong trường hợp của họ.
5. THƯ TỪ CHỐI VÔ LÝ
Việc từ chối hồ sơ xin tị nạn thường do hiểu sai luật, hiểu lầm các sự việc, không hiểu tính chất căn bản xin tị nạn của người nộp đơn và đưa ra những phán quyết không công bằng trên sự trung thực của họ hay tính xác thực của tài liệu mà họ cung cấp.
6. ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI TÍNH THỨ 3 (LGBT) VÀ NGƯỜI XIN TỊ NẠN
LGBT và những người xin tị nạn chịu ảnh hưởng từ việc thiếu huấn luyện của những người đưa ra quyết định, xu hướng hoài nghi tính và quan điểm sáo rỗng đáng xấu hổ về ý nghĩa của việc là LGBT và những người xin tị nạn.
7. THIẾU KIẾN THỨC VỀ TÌNH TRẠNG ĐẤT NƯỚC
Người đưa ra quyết định có rất ít kiến thức về những gì đang xảy ra trên đất nước của những người phải chạy trốn khỏi, không có đầy đủ và thường thiếu tính chính xác nguồn gốc của bằng chứng.
8. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG THOẢ ĐÁNG
Một báo cáo chỉ ra rằng Bộ Nội Vụ không có đủ các chỉ tiêu về chất lượng của các quyết định và thậm chí là không đáp ứng được các chỉ tiêu này. Biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm chắc chắc rằng không có quyết định sai nào được đưa ra hoặc được đưa ra không nhất quán bởi những nhân viên chưa qua đào tạo. Bộ Nội Vụ hoàn toàn không có khả năng phân tích hay rút ra những bài học từ việc đó.
9. KHÔNG RÚT RA BÀI HỌC TỪ VỤ WINDRUSH
Bộ Nội Vụ vẫn tiếp tục thất bại thực thi một trong số những khuyến nghị then chốt từ việc đánh giá lại vụ Windrush, rằng đảm bảo những người xin tị nạn được coi là con người chức không chỉ những tập giấy tờ.
Còn bạn, bạn có nghĩ sao về việc xin tị nạn ở Anh Quốc? Hãy comment thảo luận phía dưới cùng Visa Anh Quốc nhé!
Để cập nhật các thông tin mới nhất tại UK, tư vấn pháp luật UK và hợp tác doanh nghiệp xin liên hệ:
Visa Anh Quốc | Luật Di Trú Vương Quốc Anh
Email: info@visaanhquoc.com | Info@alstern.co.uk
Điện thoại: +44 777 665 2069 (Whatsapp/ Imess/ Zalo)/ +44 020 3923 9188
Facebook: https://www.facebook.com/visas2uk
Comments