Dưới góc nhìn của một chủ doanh nghiệp đang hoặc sắp đầu tư, kinh doanh tại UK, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi "Tôi nhận được gì từ Hiệp định này?" Vào ngày 11/12 vừa qua, Việt Nam và Anh Quốc vừa kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do UK - Việt Nam (gọi tắt là UKVFTA), mở ra một giai đoạn mới trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và UK.
Dưới góc nhìn của một chủ doanh nghiệp đang hoặc sắp đầu tư, kinh doanh tại UK, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi "Tôi nhận được gì từ Hiệp định vĩ mô này?". Ở bài viết hôm nay, Visa Anh Quốc sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng nhất từ Biên bản kết thúc đàm phán và Hiệp đình để từ đó giúp bạn có được những chuẩn bị tốt nhất cho doanh nghiệp của mình trong thời gian tới.
Hiệp định giữa hai nước mặc dù nằm ở tầm vĩ mô những lại ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại UK. Trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang UK ngày càng tăng, cụ thể, vào năm 2019, giá trị hàng hoá xuất khẩu sang UK đã cán mốc £4.6 tỷ, UKVTFA không những sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng truyền thống như giày dép, dệt may, thuỷ sản, ... mà còn giúp phát triển các ngành dịch vụ khác như tài chính, thương mại điện tử.
Về rào cản thuế quan, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng luôn dành được nhiều sự quan tâm chú ý trong các Hiệp định song phương giữa các quốc gia. Tới thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đã được xoá bỏ 65% trong tổng số các dòng thuế. Với sự ảnh hưởng của Brexit và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - UK, sau 7 năm, tổng số các dòng thuế được xoá bỏ sẽ là 99%. Điều này đồng nghĩa với việc hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang hoặc nhập khẩu hàng hoá từ UK sẽ không còn phải chịu sự ảnh hưởng của rào cản thuế quan. Ước tính tổng giá trị tiết kiệm được từ tiền thuế sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm sẽ là khoảng £114 triệu.
Theo thống kê từ Báo Chính phủ, ngoài các mặt hàng truyền thống như may mặc, giày dép, Hiệp định UKVFTA sẽ tạo cơ hội thúc đẩy các ngành hàng khác như xuất khẩu thuỷ sản như các loại tôm, cá tra, xuất khẩu gạo, lương thực như trứng, ngô, tỏi, ... Đáng chú ý là với mặt hàng rau quả, 94% trong tổng số các dòng thuế sẽ được xoá bỏ ngay khi Hiệp định này có hiệu lực. Hoặc với một số loại mặt hàng và sản phẩm làm từ gỗ xuất khẩu sang UK, thuế suất cũng sẽ được xoá bỏ.
Như vậy, có thể thấy việc hiểu rõ Hiệp định UKVFTA không những giúp bạn biết được các lợi ích doanh nghiệp của mình sẽ được hưởng, mà quan trọng hơn, còn giúp bạn có những chuẩn bị tốt nhất để đón đầu xu thế khi Hiệp định này có hiệu lực trong tương lai.
Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam, Bloomberg, Báo Chính phủ.
Liên hệ tư vấn: Luật sư Lani Nguyễn - 020 3923 9188 (imes/whatsapp/zalo)
コメント